Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Phòng ngừa bệnh tiểu đường với trà xanh.

Trà xanh không chỉ tốt cho sức khỏe con người mà còn có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau trong đó có bệnh tiểu đường


Vì sao trà xanh lại được xem là vị thuốc giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường ? 


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong trà xanh có chứa chất EGCG và Thaflavins, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Chất EGCG và Thaflavins trong lá trà xanh làm tăng chuyển hóa đường, ức chế hấp thu đường tại ruột và làm tăng tác dụng của insulin - nội tiết tố làm giảm đường huyết trong cơ thể. Chính vì vậy trà xanh được xem là một trong những loại thuốc phòng ngừa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Ngoài ra uống trà xanh hàng ngày còn hiệu quả trong việc điều trị chữa tiểu đường và phòng chống các bệnh tật.

Trà xanh vừa có tác dụng phòng ngừa và điều trị tiểu đường.

Trà xanh vừa có tác dụng phòng ngừa và điều trị tiểu đường.
(Ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu đã kết luận uống sáu tách trà xanh mỗi ngày có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường type 2. Tuy trà xanh có chứa caffein có tác dụng điều hòa đường huyết rất tốt cho các bệnh nhân tiểu đường type 2. Nhưng với người gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi khởi động chương trình uống trà để chống lại bệnh đái tháo đường type 2.
Có thể nói trà xanh là loại thuốc đơn giản, rẻ tiền để phòng ngừa và làm chậm quá trình phát triển bệnh tiểu đường vì vậy bạn có thể sử dụng trà xanh hàng ngày để tốt cho sức khỏe.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Bình tĩnh đối phó với bệnh tiểu đường

Trúng độc axit ceton, có cần mời chuyên gia bệnh tiểu đường điều trị không?


Vài chục năm nay, giới y học vẫn tranh luận ai là người điều trị trường hợp của bạn tốt nhất - chuyên gia bệnh tiểu đường hay bác sĩ nội khoa - nhưng tranh luận vẫn chưa có kết quả. Sự thực, biện pháp giải quyết tốt nhất thông thường là hai bên kết hợp với nhau. Gần đây có một công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả điều trị trúng độc axit ceton, đã so sánh tình hình điều trị của bác sĩ nội khoa bình thường và bác sĩ chuyên khoa nội tiết ( bao gồm bệnh tiểu đường) như sau: thời gian nằm viện của người bị trúng độc được chuyên gia chuyên khoa nội tiết là tương đối ngắn (3,3 ngày/4,9 ngày), chi phí điều trị tương đối thấp (400/1000 USD) tỉ lệ tái khám thấp ( 2%/6%).

đo chỉ số đường huyết thường xuyên

Vì vậy, tuy tỉ lệ tử vong và tỉ lệ phát sinh biến chứng của hai nhóm không khác gì nhau, nhưng, số liệu đã chứng tỏ, về phương diện thời gian và chi phí cho việc điều trị trúng độc axit ceton của người bị bệnh tiểu đường, nhóm điều trị bởi chuyên gia nội tiết có ưu thế hơn. Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là mời chuyên gia nội tiết chuẩn trị rồi thì không cần đến sự điều trị của bác sĩ nội khoa nữa, cần thiết phải kết hợp cả hai thì mới đạt hiệu quả tốt nhất. 

Làm thế nào để giảm đau khi chích ấy máu ở đầu ngón tay?

Có nhiều cách giảm đau đớn khi lấy máu thử:

- Không cần phải dùng cồn xát lên ngón tay, vì như vậy sẽ tăng thêm rát xót.

- Đầu ngón tay là chỗ nhạy cảm nhất, mặt bên đầu ngón tay ít nhạy cảm hơn, là chỗ châm kim tương đối tốt.

- Để lấy đủ mẫu máu, phải đâm kim vào ngón tay để đạt đến độ sâu nhất định, như vậy, sau khi đâm kim vào không cần nặn ngón tay nữa khiến cảm thấy khó chịu

- Trước khi đâm kim, phải dồn máu cho đủ vào ngón tay. Dùng ngón cái của bàn tay được lấy máu vuốt từ chân ngón lên đốt cuối ngón giữa, như vậy có thể làm cho máu đủ hơn; cũng có thể vê ngón tay, nếu đầu ngón tay đỏ hồng lên, chứng tỏ máu dồn tương đối nhiều.

Ngoài các ngón tay, còn có thể lấy máu thử ở các chỗ khác.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Điều trị tiểu đường không dùng thuốc

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính có diễn biến phức tạp rất nguy hiểm khi có biến chứng xảy ra. Mục đích chính trong điều trị tiểu đường người bệnh luôn quản lý được đường huyết của mình ở mức ổn định để tránh gặp tổn hại về sức khỏe do hậu quả của biến chứng tiểu đường gây ra. Theo nghiên cứu của các chuyên gia khuyến cáo rằng người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và trở về với cuộc sống bình thường. Đây được xem là phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc đem lại hiệu quả nhất cho người bệnh.

điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc

Điều trị bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc

Chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục thường xuyên góp phần kiểm soát đường huyết rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh


Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị tiểu đường không dùng thuốc. Hạn chế ăn glucid để tránh tăng đường huyết, giảm các thức ăn có chứa axit béo bão hoà (axit béo no) dễ gây vữa xơ động mạch. Tỷ lệ lipid không quá 30% tổng số calo, trong đó axit béo no khoảng 5-10%. Ăn nhiều rau và các loại trái cây có vỏ (vỏ trái cây, gạo…) có nhiều xơ, vì chất xơ khi ăn vào sẽ hạn chế hấp thu đường kích thích hoạt động của ruột và giúp tiêu hoá các thức ăn khác, mặt khác còn bổ xung thêm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chống táo bón, giảm triglycerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5-2 lít nước một ngày. Nên ăn vừa phải protid, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác dụng xấu và ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh thân nhất là những bệnh nhân có suy thân. Lượng protit cần thiết ăn 0,7 – 0,8g/kg/ngày. Khi bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thận hư kết hợp (lượng protid thải mất khá nhiều qua đường thân nên lượng protit cho ăn vào phải tăng hơn để bù vào lượng bị mất đi, có thể cho khoảng 4- 6g/kg/ngày.

- Người tiểu đường được khuyến cáo nên ăn thức ăn chứa nhiều glucid và chất xơ. Tỷ lệ các thức ăn tính theo số calo cung cấp do mỗi loại trong tổng số calo hàng ngày:
Glucid 60 – 70%.
Protide 10 – 20%.
Lipid 15 – 20%.

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn.

Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày


Yếu tố thứ 2 cần thực hiện trong cách điều trị tiểu đường không dùng thuốc chính là tập thể dục. Không chỉ có ăn uống mới ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. việc vận động cơ thể hàng ngày cũng rất quan trọng. Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức. Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Các bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm tra lipid máu, bao gồm LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng 1 lần. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100 mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C là 1,0 mmol/l (40 mg/dl). 

điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Để phòng ngừa các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường cần ưu tiên đạt nồng độ LDL-C mục tiêu trước. Sau đó là nồng độ HDL-C và triglycerid. Có một ngoại lệ là những bệnh nhân có nồng độ triglycerid trên 4,5 mmol/l (400 mg/dl) sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp.

Với các bệnh nhân này, điều trị ưu tiên lại là làm giảm nồng độ triglycerid xuống để phòng ngừa viêm tụy cấp và thuốc fibrat nên được ưu tiên lựa chọn. Các bệnh nhân ĐTĐ còn lại có LDL trên 2,6 mmol/l (100 mg/dl), thuốc được ưu tiên lựa chọn là statin.

Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu. Statin cũng làm giảm nồng độ triglycerid và làm tăng HDL-C. Nếu HDL-C vẫn thấp (dưới 1,0 mmol/l hay 40 mg/dl) sau khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu bằng statin, việc điều trị phối hợp có thể cân nhắc ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có bệnh động mạch vành.

Sự kết hợp statin với fibrat làm tăng nồng độ HDL-C nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm cơ vân, do vậy nên thận trọng.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Bệnh tiểu đường ở trẻ em đang tăng một cách bí ẩn

Con số trẻ em ở Đức mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 tăng đột biến. Nguyên nhân không phải do nghiện đồ béo hay đồ ngọt. Lý do vẫn chưa rõ.

Bác sỹ trưởng của bệnh viện nhi ở Hannover kiêm chủ tịch hội Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường Đức, Thomas Danne cho rằng nếu tìm ra được nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 tăng thậm chí có thể nhận được giải Nobel. Ngày càng nhiều trẻ bị mắc tiểu đường dạng 1, và bệnh xuất hiện ngày càng sớm. 

Tiểu đường trẻ em đang tăng nhanh
Tiểu đường trẻ em đang tăng nhanh
Tiểu đường là bệnh rối loạn trao đổi chất thường thấy nhất ở trẻ. Gần 30.000 trẻ dưới 18 tuổi ở Đức mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Theo nhiều nguồn khác nhau thì hàng năm con số trẻ mới mắc bệnh tăng khoảng 2-4%. Hệ thống miễn dịch gây rối loạn và phá hủy các tế bào sản xuất insulin. Dạng 2, còn gọi là đái tháo đường ở người lớn, insulin thường không đủ với người béo phì, cơ thể tới lúc nào đó không thể sản xuất thêm cho đủ. Tình trạng này chỉ góp phần nhỏ ở trẻ. 

Phần Lan là nước có nhiều trẻ mắc tiểu đường type 1 nhất. Có khoảng 20 gen liên quan tới tiểu đường tuýp 1. Thiếu vitamin D cũng có thể là vấn đề, hay do chế độ ăn uống không hợp lý. Danne nói: “Chúng tôi biết bệnh là do một loại virus nhất định gây ra, nhưng có thể chắc chắn một điều là đồ ngọt không liên quan.” 

Trẻ nhỏ mắc bệnh thường là gánh nặng lớn với gia đình. 6 lần một ngày phải lấy đường trong máu để kiểm tra và khoảng 4 lần tiêm insulin vào cơ thể. Nhiều khi còn phải đánh thức trẻ vào ban đêm. Sự phát triển, vận động và nhiễm trùng ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất theo cách không lường trước được. 

Trong trường hợp xấu nhất, lượng đường cao có thể gây tử vong. Hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém, nó gây tình trạng suy giảm nhận thức. Khi đứa trẻ lớn lên và có trách nhiệm với bản thân, thì điều này không hẳn là dễ dàng hơn. 

Trẻ vị thành niên hay bị hạ đường huyết do uống rượu hay sử dụng thuốc Exstasy. Danne kể chuyện về một cậu thanh niên bị hạ đường huyết khi chơi thuyền buồm. Cậu nói với bạn mình là sẽ ăn rồi bơi vào bờ. Nhưng cuối cùng cậu không thể tới nơi. 

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường dạng 2 là do cấu trúc gen, béo phì và lười vận động. 6 triệu người Đức mắc dạng 2 này, trong đó phần nhiều là thanh niên, hiếm thấy ở trẻ em. Phó chủ tịch nhóm nghiên cứu bệnh tiểu đường của trung tâm Helmholt, Munic, Michael Hummel cho biết, đái tháo đường type 2 tăng ở trẻ em là không đúng, độ tuổi thường thấy là 25-35 tuổi. 

Trong cuộc chiến chống lại sự béo phì 20 nước trên thế giới đã quyết định tăng thuế đối với đồ uống chứa đường, nhiều nước như Mexico đang cân nhắc việc này. Ở đó có tỉ lệ người béo phì nhiều hơn cả Mỹ và cứ 10 người lại có 1 người bị tiểu đường. 

Dạng 2 có thể trị liệu bằng việc giảm cân và vận động nhưng type 1 thì không có thuốc chữa. “Điều duy nhất có thể làm là đưa insulin vào, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những giải pháp kỹ thuật”, ông Danne nói. Mới đây các bệnh nhân được dùng thử tuyến tụy nhân tạo tại nhà. Thiết bị này tự động đo lượng đường trong mô tế bào, và đưa vào lượng insulin vừa đủ. Đây có thể là hy vọng mới cho trẻ mắc bệnh tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ

Những năm gần đây số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng lên, trẻ hóa theo độ tuổi. Tiểu đường không chỉ dừng lại ở lứa tuổi trung niên, thanh niên mà còn xuất hiện cả ở trẻ em.

bệnh tiểu đường trẻ nhỏ

Bệnh tiểu đường trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em

Có một loại hoocmon do tuyến tụy tiết ra gọi là hoocmon insulin, có chức năng chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành năng lượng. Khi bị mắc bệnh tiểu đường, do thiếu loại hoocmon này, thế nên, đường không được sử dụng một cách đầy đủ trong cơ thể. Đường không được chuyển hóa tích lại trong máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao, đường lẫn trong nước tiểu thải ra ngoài. Các triệu chứng chính là tương tự như ở người lớn. Trẻ có xu hướng đi vào trong một vài tuần: khát, giảm cân, mệt mỏi quấy khóc và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Những triệu chứng điển hình cho trẻ em bao gồm:

Bụng đau
Đau đầu
Có những hành vi khác lạ.

Như với người lớn, nguyên nhân của bệnh tiểu đường ở trẻ em là chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Nó có thể liên quan đến một sự kết hợp của gen và môi trường gây nên. Đa số trẻ em có tiểu đường loại 1, gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, những trẻ có mẹ mắc tiểu đường trước hoặc sau thai kỳ, thường có nguy cơ mắc tiểu đường cao.
Điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em

Hầu hết trẻ bị bệnh tiểu đường cần điều trị insulin. Khi mắc bệnh tiểu đường, con bạn sẽ một phác đồ điều trị bằng insulin riêng, do bác sĩ theo dõi và điều trị.

Bây giờ hầu hết sử dụng các insulin hàng ngày tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm.

Trẻ em rất nhỏ thường không cần tiêm vào ban đêm. Thường trong năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin.

Cũng như điều trị insulin, kiểm soát đường huyết tốt và tránh “bị hạ đường huyết” ( đường trong máu thấp) là rất quan trọng. Đây là một trong rất nhiều các biến chứng của bệnh tiểu đường , các biến chứng gia tăng tỉ lệ thuận với thời gian mắc bệnh tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội




Các dấu hiệu nhận biết tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ em, phổ biến nhất là mắc tiểu đường loại 1. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất insulin (được sử dụng để chuyển hóa đường thành năng lượng). Phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em không khó nhưng ở trẻ sơ sinh thì không hề dễ dàng

trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tiểu đường

Hình minh họa. internet
Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm, nó có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh rất cao. Ở trẻ em, phổ biến nhất là mắc tiểu đường loại 1. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất insulin (được sử dụng để chuyển hóa đường thành năng lượng). Phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em không khó nhưng ở trẻ sơ sinh thì không hề dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh trong các gợi ý sau:

1. Xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

Xác định xem con bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường không bằng cách nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố sau đây có thể góp phần vào nguy cơ bị bệnh: lịch sử gia đình, di truyền học và địa lý. Nghiên cứu mới cho thấy rằng một số virus cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em. Virus tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, theo tạp chí New Scientist. Sau đó, hãy lưu ý các triệu chứng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường theo cơn bệnh, chẳng hạn như nôn, tiêu chảy hoặc giảm cân đột ngột. Tốt nhất bố mẹ nên ghi chép lại chế độ ăn, quá trình tăng cân và các biểu hiện sinh lý của bé để dễ dàng nhận ra những thay đổi bất thường.

2. Ướt tã quá mức bình thường

Theo trang web Y Học của Đại học Washington, lượng đường dư thừa trong cơ thể (gây ra bởi bệnh tiểu đường) sẽ đi vào nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể. Điều này làm tăng số lần đi tiểu. Thông thường, ở trẻ sơ sinh một vài ngày tuổi có ít nhất là 5-6 tã ướt mỗi ngày (theo trang web làm cha mẹ cho con bú và KellyMom.com). Khi bé lớn hơn, số lượng tã sẽ giảm đi nhưng sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nếu trẻ sơ sinh phải thay nhiều hơn 6 tã 1 ngày thì bạn cũng nên chú ý.

3. Hăm tã lâu không khỏi

Đây là hiện tượng điển hình ở trẻ sơ sinh bị tiểu đường. Bạn cần đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bé bị hăm tã lâu không khỏi, cho dù bạn thường xuyên thay tã và đã điều trị đúng phương pháp chữa hăm tã cho bé.

4. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường

Trẻ sơ sinh cần ít nhất 16 tiếng để ngủ mỗi ngày, trẻ 1 tuổi thì nhu cầu ngủ: 14 giờ/ngày (theo Bệnh viện Lucille Packard trẻ em tại Đại học Stanford). Nếu con bạn ngủ nhiều hơn mức bình thường từ 3-4 giờ thì bạn cũng nên cho trẻ đi khám tầm soát bệnh tiểu đường.

5. Trẻ đòi ăn liên tục và đói quá mức

Trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn (bú) thường xuyên, khi ăn xong con bạn sẽ cảm thấy hài lòng trong một thời gian sau một bữa ăn. Nhưng nếu lượng đường trong máu quá cao, một số trẻ sơ sinh có thể có dấu hiệu đói liên tục và không thể hài lòng cho dù được ăn rất nhiều.

6. Trẻ sơ sinh dễ bị kích động và cáu gắt, khóc nhiều mà không lien quan đến đau bụng

Nếu bé dễ bị kích thích, cáu gắt khóc nhiều mà không liên quan đến đau bụng thì bố mẹ cũng nên cho bé đi khám. Đau bụng an toàn sau khi sinh (khóc dạ đề) của một trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường: khóc trong hơn ba giờ mỗi ngày, nhiều hơn ba ngày mỗi tuần, trong hơn ba tuần liên tiếp (theo Bệnh viện Lucille Packard trẻ em).

7. Xét nghiệm máu

Cuối cùng là xét nghiệm máu để phát hiện tiểu đường. Khi bé có 4 trong số 6 biểu hiện trên thì bạn nên cho bé đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội