Ở trẻ em, phổ biến nhất là mắc tiểu đường loại 1. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất insulin (được sử dụng để chuyển hóa đường thành năng lượng). Phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em không khó nhưng ở trẻ sơ sinh thì không hề dễ dàng
Hình minh họa. internet |
Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm, nó có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh rất cao. Ở trẻ em, phổ biến nhất là mắc tiểu đường loại 1. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất insulin (được sử dụng để chuyển hóa đường thành năng lượng). Phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em không khó nhưng ở trẻ sơ sinh thì không hề dễ dàng. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh trong các gợi ý sau:
1. Xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
1. Xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Xác định xem con bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường không bằng cách nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố sau đây có thể góp phần vào nguy cơ bị bệnh: lịch sử gia đình, di truyền học và địa lý. Nghiên cứu mới cho thấy rằng một số virus cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em. Virus tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, theo tạp chí New Scientist. Sau đó, hãy lưu ý các triệu chứng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường theo cơn bệnh, chẳng hạn như nôn, tiêu chảy hoặc giảm cân đột ngột. Tốt nhất bố mẹ nên ghi chép lại chế độ ăn, quá trình tăng cân và các biểu hiện sinh lý của bé để dễ dàng nhận ra những thay đổi bất thường.
2. Ướt tã quá mức bình thường
Theo trang web Y Học của Đại học Washington, lượng đường dư thừa trong cơ thể (gây ra bởi bệnh tiểu đường) sẽ đi vào nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể. Điều này làm tăng số lần đi tiểu. Thông thường, ở trẻ sơ sinh một vài ngày tuổi có ít nhất là 5-6 tã ướt mỗi ngày (theo trang web làm cha mẹ cho con bú và KellyMom.com). Khi bé lớn hơn, số lượng tã sẽ giảm đi nhưng sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nếu trẻ sơ sinh phải thay nhiều hơn 6 tã 1 ngày thì bạn cũng nên chú ý.
3. Hăm tã lâu không khỏi
Đây là hiện tượng điển hình ở trẻ sơ sinh bị tiểu đường. Bạn cần đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bé bị hăm tã lâu không khỏi, cho dù bạn thường xuyên thay tã và đã điều trị đúng phương pháp chữa hăm tã cho bé.
4. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường
Trẻ sơ sinh cần ít nhất 16 tiếng để ngủ mỗi ngày, trẻ 1 tuổi thì nhu cầu ngủ: 14 giờ/ngày (theo Bệnh viện Lucille Packard trẻ em tại Đại học Stanford). Nếu con bạn ngủ nhiều hơn mức bình thường từ 3-4 giờ thì bạn cũng nên cho trẻ đi khám tầm soát bệnh tiểu đường.
5. Trẻ đòi ăn liên tục và đói quá mức
Trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn (bú) thường xuyên, khi ăn xong con bạn sẽ cảm thấy hài lòng trong một thời gian sau một bữa ăn. Nhưng nếu lượng đường trong máu quá cao, một số trẻ sơ sinh có thể có dấu hiệu đói liên tục và không thể hài lòng cho dù được ăn rất nhiều.
6. Trẻ sơ sinh dễ bị kích động và cáu gắt, khóc nhiều mà không lien quan đến đau bụng
Nếu bé dễ bị kích thích, cáu gắt khóc nhiều mà không liên quan đến đau bụng thì bố mẹ cũng nên cho bé đi khám. Đau bụng an toàn sau khi sinh (khóc dạ đề) của một trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường: khóc trong hơn ba giờ mỗi ngày, nhiều hơn ba ngày mỗi tuần, trong hơn ba tuần liên tiếp (theo Bệnh viện Lucille Packard trẻ em).
7. Xét nghiệm máu
Cuối cùng là xét nghiệm máu để phát hiện tiểu đường. Khi bé có 4 trong số 6 biểu hiện trên thì bạn nên cho bé đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.478.099
Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội
Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét