Phụ nữ thường mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai, trong đó có bệnh tiểu đường thai kỳ. Chúng ta cùng tìm hiểu để biết thêm về căn bệnh này.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ (tiếng Anh: gestational diabetes mellitus, viết tắt: GDM) hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị đái tháo đường trước đó thì được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ các mẹ bầu không nên lơ là.
Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa của cơ thể sẽ làm việc và chuyển hóa thức ăn thành glucose. Nhờ sự trợ giúp của insulin trong cơ thể, các glucose này sẽ chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Các hormone khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin . Và khi đó, insulin không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng “nuôi” cơ thể. Lượng glucose không được chuyển hóa, tồn tại trong máu của bạn là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ.
Tỷ lệ mắc tiểu đường trong thai kỳ là khoảng 5% trên tổng số các bà mẹ mang thai. Thông thường sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu đã từng bị bệnh tiểu đường trong lần mang thai đầu tiên, nguy cơ tái phát sẽ cao hơn nhiều trong lần thụ thai kế tiếp.
2. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ.
Khó sinh: Glucose trong máu của bạn có thể sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy của bé phải “tăng ca” để sản xuất thêm insulin. Điều này làm bé phát triển phần thân trên khá nhanh trong thai kỳ. Vai rộng là nguyên nhân của những ca sinh khó. Thậm chí nhiều trường hợp có thể gây gãy xương hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.
Béo phì: Theo nghiên cứu cân nặng, chiều cao và các chỉ số cơ thể của các bé gái từ 6-8 tuổi ở California, các bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ thừa cân nhiều gấp 3,5 lần so với những bé khác. Đặc biệt, nếu mẹ bị thừa cân và tiểu đường trước khi mang thai, nguy cơ này thậm chí có thể gấp 5,5 lần.
Hạ đường huyết: Sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn theo đà sản xuất tiếp lượng insulin để đáp ứng với lượng glucose dư thừa trước đây. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng này khá nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp có thể gây co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương não nếu không được phát hiện kịp thời.
Bệnh hô hấp: Những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị bệnh về hô hấp sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng dễ bị vàng da.
Các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, thai chết lưu, sinh non…
3. Làm sao biết bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không?
Có rất ít các dấu hiệu giúp mẹ nhận diện tiểu đường thai kỳ. Đó là lý do bạn phải thực hiện kiểm tra glucose ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ hoặc nhận thấy nước tiểu có đường, bạn nên chủ động xin thực hiện xét nghiệm máu để biết mình có mắc bệnh hay không. Xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại cho mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm để biết bạn có bị tiểu đường thai kỳ không.
Vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ? Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều chỉ định xét nghiệm thử glucose trong tuần thai thứ 24 đến 28 để giúp các mẹ bầu phát hiện tiểu đường thai kỳ và xử lý kịp thời những vấn đề có thể xảy ra. Tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ một biểu hiện bất thường nào. Do đó, xét nghiệm là cách tốt nhất để mẹ bầu biết được mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
4. Cách điều trị tiểu đường thai kỳ.
Nhiều thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh vì họ tuân thủ phác đồ điều trị:
Mỗi thai phụ nên có phác đồ điều trị riêng biệt được xây dựng tùy tình trạng của thai phụ, nhưng có một số phương cách chung để ổn định sức khỏe cùng với tiểu đường trong thai kỳ.
Nắm biết đường huyết của bạn và giữ nó trong tầm kiểm soát. Các bà mẹ cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết nhiều lần trong ngày để xác định nồng độ đường huyết của mình.
Chế độ ăn có lợi cho sức khỏe: Bạn có thể lập phác đồ với chế độ ăn tốt nhất. Thông thường kiểm soát chất đường bột là một phần quan trọng trong chế độ ăn của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ bởi vì chất bột, đường tác động đến đường trong máu.
Hãy vận động thể lực vừa phải, đều đặn: Tập luyện có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết.
Giữ cân nặng hợp lý: số cân nặng tăng thêm của bạn sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của bạn. Điều quan trọng là theo dõi cả tổng cân nặng tăng thêm lẫn mức độ tăng cân mỗi tuần.
Một số bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ cũng có thể cần dùng đến insulin để giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường của họ. Một số bà mẹ cũng có thể phải xét nghiệm nước tiểu của họ để xem họ có đủ lượng glucose hay không.
Ngoài ra các mẹ cũng có thể kết hợp với các bài thuốc dân gian điều trị tiểu đường để đem lại hiệu quả cao hơn.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.478.099
Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội
Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét