Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Cơ chế gây xơ vữa động mạch ở người tiểu đường


Tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu đều dẫn đến hậu quả sau cùng là xơ vữa động mạch và tắc mạch. Vì cơ quan nào cũng chứa nhiều mạch máu, vì vậy tổn thương mạch máu sẽ làm tổn hại cơ quan.

Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường thường gây ra do các cơ chế: tăng đường huyết sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng viêm mạch máu xảy ra. Đường huyết tăng cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tổn thương và viêm thành mạch, tạo tiền đề cho sự hình thành mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch.

Rối loạn mỡ máu dẫn đến tăng sự lắng đọng mỡ vào thành mạch. Các loại mỡ xấu như cholesterol toàn phần, TG, LDL-c là thủ phạm gây xơ vữa mạch máu. Khi lượng mỡ xấu tăng cao, nhất là LDL-c, tạo điều kiện cho sự lắng đọng mỡ trong các thành mạch, nội mạc mạch máu bị tổn thương, lâu dần tiến triển thành mảng xơ vữa khiến mạch máu trở nên xơ cứng và lòng mạch máu hẹp dần lại.



Tiểu đường làm tăng mỡ máu 

Tuần hoàn máu qua chỗ hẹp bị cản trở, nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn lòng mạch. Nếu động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn sẽ xuất hiện cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử; nếu động mạch cung cấp máu cho não bị tắc sẽ dẫn đến đột quỵ, hôn mê, liệt nửa người; nếu động mạch cung cấp máu ở chi bị tổn thương thì sẽ dẫn đến viêm tắc động mạch chi và có thể gây hoại tử chi…Theo kết quả các nghiên cứu ở người tiểu đường tuýp 2cho thấy, có đến 40% người bệnh không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết và hơn 70% bệnh nhân không đạt mục tiêu kiểm soát lượng mỡ
Tuy nhiên, có một nghịch lý đó là thuốc Statin là thuốc điều trị tăng mỡ máu lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát lượng đường huyết của mình tránh tình trạng rối loạn mỡ máu. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện để phòng cũng như điều trị tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng khoai lang trắng

Khoai lang trắng là một loại cây trồng quen thuộc đối với người dân. Tất cả các bộ phận của cây khoai lang vừa dùng làm thực phẩm lại vừa được dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường

Khoai lang trắng giúp điều trị bệnh tiểu đường

Vì sao khoai lang trắng có tác dụng trị bệnh tiểu đường?


Thông thường, củ khoai lang không chỉ được dùng làm thực phẩm mà còn dùng để phòng và chữa nhiều căn bệnh trong dân gian như bệnh béo phì, thiếu sữa, trị táo bón,… hiệu quả. Khác với suy nghĩ của nhiều người vẫn cho rằng khoai lang có chứa nhiều tinh bột và đường không tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại. Khoai lang có nhiều loại như khoai lang tím, vàng đỏ, vàng nghệ,… trong đó khoai lang trắng có tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường type2 hiệu quả.

khoai lang trắng trị bệnh tiểu đường

Khoai lang trắng có tác dụng điều trị tiểu đường

Sở dĩ khoai lang trắng có khả năng chữa trị bệnh tiểu đường là do trong thành phần có chứa Caiapo – chiết xuất có khả năng kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh tiểu đường type 2. Chất này đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân tiểu đường. Các thử nghiệm hiệu quả của Caiapo trên bệnh nhân bị tiểu đường type 2 cho thấy kết quả ượng hemoglobin A-1c (HbA1c) – yếu tố chỉ định lượng đường máu dư thừa đã giảm đáng kể so với những người khác. Do đó có thể khẳng định chiết xuất Caiapo tốt cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Cách chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng khoai lang trắng


Khoai lang trắng là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm để phát huy tác dụng của nó. Cả củ và lá khoai lang trắng đều có tác dụng trị bệnh tiểu đường. Đơn giản, người bệnh chỉ cần ăn khoai lang hàng ngày cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường dư thừa trong máu hiệu quả. Hoặc các bạn nên áp dụng theo các cách sau:

khoai lang trắng tốt cho người bệnh tiểu đường

Ăn khoai lang trắng rất tốt cho người bị tiểu đường

- Nấu nước uống hàng ngày: các bạn lấy khoảng 50 gram vỏ khoai lang trắng tươi nấu nước rồi uống hàng ngày. Sử dụng bài thuốc này có tác dụng giúp cơ thể tăng insulin – chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn mà bệnh nhân tiểu đường luôn thiếu.

- Nấu canh: món canh từ củ khoai lang trắng và củ mài để ăn hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể lấy lá khoai lang và bí đao sắc uống ngày một thang cũng có tác dụng chữa tiểu đường.

- Nấu chè: cũng là khoai lang và củ mài với lượng bằng nhau, các bạn dùng khô, tán thành bột mịn rồi dùng nấu chè với hạt vừng để ăn hàng ngày cũng có tác dụng trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Khoai lang, củ mài, hai thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn, nấu chè với hạt vừng, ăn hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Hạn chế ăn ngô khi bị bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá nhiều tinh bột vì nó làm tăng đường huyết và ngô là một trong những thực phẩm đó.


ngo-chua-nhieu-tinh-bot-khong-tot-cho-benh-nhan-tieu-duong

Ngô chứa nhiều tinh bột không tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường, ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Bắp ngô là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế ăn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Người bị tiểu đường không thể sử dụng glucoze một cách hoàn hảo và để tạo năng lượng. Cơ thể khi đó không tiết ra được insulin, một loại hoóc-môn được sản xuất từ tuyến tuỵ có tác dụng đưa glucoze từ máu vào tế bào để giúp tế bào sử dụng glucose sinh ra năng lượng cho tế bào.
Khi thiếu insulin, cơ thể sẽ không sử dụng được glucoze, dẫn đến glucoze trong máu sẽ tăng cao và xuất hiện trong nước tiểu. Người mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết (glucoze) trong máu ngẫu nhiên ≥200 mg/dL hoặc đường huyết lúc đói (sau ăn 8 giờ) >126 mg/dL.

nên ăn ngô cùng với thực phẩm có chứa protein hoặc chất béo

Nên ăn ngô cùng với các thực phẩm có chứa protein hoặc chất béo 

Tinh bột khi vào cơ thể biến thành đường glucose trong máu khiến đường huyết tăng lên. Vì vậy,bệnh nhân tiểu đường cần cân nhắc các loại thực phẩm có chứa tinh bột trong chế độ ăn uống hằng ngày. Hạn chế hấp thụ tinh bột trong mỗi bữa ăn bằng cách ăn kèm các loại thực phẩm có chứa tinh bột với các loại thực phẩm khác. 

Người bệnh tiểu đường không nên ăn ngô


Bắp ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, một loại carbohydrate có thể nhanh chóng làm tăng đường máu. Điều này không có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn không được ăn ngô.

Ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả sắt, vitamin A và vitamin B-6, thiamin, riboflavin, niacin, folate, phốt pho, magiê, mangan và selen, cung cấp dồi dào chất xơ và được coi là một loại ngũ cốc nguyên hạt.

Để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiêu đường, nên ăn ngô cùng với các thực phẩm có chứa protein hoặc chất béo và hạn chế một bắp ngô hoặc một nửa cốc hạt ngô tại bất kỳ bữa ăn nào.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Vỏ hạt bưởi chữa bệnh tiểu đường

Tưởng chừng hạt bưởi chỉ là thứ vứt đi không dùng được thì nay người ta lại biết đến hạt bưởi như một vị thuốc quý chữa bệnh tiểu đường.

hạt bưởi có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường

Hạt bưởi có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường


Chất nhờn bám quanh vỏ hạt bưởi có tác dụng trị bệnh tiểu đường


Tác dụng trị bệnh tiểu đường từ vỏ hạt quả bưởi chính là nhờ thành phần chất pectin – chất nhầy bao quanh vỏ hạt bưởi và trong cùi quả bưởi chín. Pectin là một chất quý có công dụng mạnh trong việc điều trị bệnh tiểu đường nhưng ít người biết đến điều này.

Khi ăn bưởi, phần hạt được loại bỏ đi khi cầm trên tay thường có cảm giác tay bị dính. Đó chính là chất pectin bám quanh bỏ hạt bưởi. Chất nhày này có rất nhiều công dụng. Có thể kể đến các công dụng chính như giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn, giảm béo, giảm hấp thụ lipid, giảm cholesterol toàn phần trong máu (đặc biệt là giảm cholesterol xấu LDL-c) ở người rối loạn lipid máu, khống chế tăng lượng đường huyết, chống táo bón,…

Cách chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng vỏ hạt bưởi


Để trị bệnh tiểu đường type2, người bệnh cần thực hiện lấy khoảng 50ml nước chất nhầy từ hạt vỏ bưởi dùng để uống rước bữa ăn 10 phút, ngày 3 lần. Dùng liên tục đến khi xét nghiệm máu, đường huyết trở về bình thường cho người tiểu đường. Cách này cũng rất tốt cho người muốn giảm cân.

Ngoài ra, uống 50ml nước nhầy từ vỏ hạt bưởi sau bữa ăn chính 60 phút, ngày 2 lần trong một thời gian sẽ có tác dụng phòng và khắc phục chứng rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch và táo bọn hiệu quả.


Cách lấy được chất nhầy từ vỏ hạt bưởi


Trước hết, các bạn chọn các hạt bưởi nguyên ven, bỏ hạt lép. Bạn cho số hạt bưởi vào cốc, dùng nước nóng đổ vào cốc. Tiếp đến các bạn dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).
Nếu hạt bưởi nhiều, không dùng hết 1 lần được thì cần được bảo quản sạch sẽ. Bạn nên phơi khô hoặc sấy khô vỏ ngoài của hạt rồi cho vào túi sạch bảo quản để dùng dần. Lượng nước từ chất nhày vỏ hạt bưởi chỉ nên được dùng trong khoảng 2 ngày và được bảo quản trong ngăn mát tư lạnh là tốt nhất.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Điều trị biến chứng tiểu đường bằng chiết xuất từ gừng.

Gừng được biết đến với công dụng hạ đường huyết rất tốt. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát minh và tìm ra cách điều chế hợp chất mới có thể điều trị biến chứng bệnh tiểu đường từ gừng.
Gừng là một bài thuốc dân gian với rất nhiều tác dụng: trị ho, cảm lạnh, giảm đau cơ bắp... Có rất nhiều nghiên cứu xung quanh tác dụng chữa bệnh của củ gừng, gần đây, một nhóm bác sĩ của Iran đã phát hiện gừng có khả năng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, một nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Y dược Ôn Châu Trung Quốc tuyên bố, hợp chất curcumin trong củ gừng, sau khi được biến đổi kết cấu sẽ có tác dụng ngăn ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường.
gừng điều trị tiểu đường
Gừng và hợp chất chiết xuất từ gừng có tác dụng điều trị biến chứng tiểu đường. 
(Ảnh minh họa: Internet)

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chiết xuất từ gừng có thể làm tăng hấp thu glucose vào tế bào một cách độc lập với tác động của insulin, chiết xuất này có tác dụng giúp cơ thể hấp thu glucose mà không cần đến sự hoạt động của insulin. Bên cạnh đó glycogen, một enzyme được tiết ra bởi gan có thể làm tăng lượng đường trong máu, sẽ bị ức chế sản xuất nếu tăng thu nạp gừng hay các chế phẩm từ gừng. Hợp chất curcumin có trong gừng sau khi được thay đổi kết cấu, sẽ có khả năng ức chế, giảm viêm và sưng tấy gây ra bởi lượng đường cao trong máu, nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, mặt khác làm giảm cytokine có hại cho cơ tim, do đó bảo vệ tim mạch khỏi biến chứng của bệnh tiểu đường.

gừng điều trị tiểu đường

Gừng giúp hạ đường huyết (Ảnh minh họa: Internet)

Với vai trò là một loại dược liệu, đồng thời cũng là một loại gia vị rất tốt và được sử dụng rộng rãi, gừng được các nhà nghiên cứu khuyên nên sử dụng thường xuyên và đúng cách, tuy nhiên không nên dùng với liều lượng cao. Những phát hiện mới về khả năng kiểm soát đường huyết đã mở đầu cho việc chế biến chiết xuất gừng và các chế phẩm dược liệu từ gừng thành dạng viên cho bệnh nhận sử dụng. Tuy nhiên cũng có những điều cần chú ý khi sử dụng gừng, không nên sử dụng đồng thời với thuốc giảm đau, dùng liều lượng lớn cho người bệnh tim, không dùng kèm với các thuốc chống đông máu.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Xáo tam phân trị bệnh tiểu đường.

Trong Đông y, có nhiều dược liệu có được dùng để chữa bệnh tiểu đường trong đó có cây thuốc quý xáo tam phân.

Qua nhiều công trình nghiên cứu thì sự thật về công dụng của xáo tam phân cũng dần dần được chứng minh. Lúc đầu tưởng chừng Xáo tam phân là một loại thuốc rất lạ, nhưng qua tìm hiểu thì từ rất lâu y học Phương Đông đã biết dùng cây thuốc này. Xáo tam phân còn có tên gọi khác là cây thần xạ, cây thần dược, cây rễ mọi. Tuy nhiên, công dụng của nó thì cho đến nay dần dần khám phá hết được.


Xáo tam phân dùng trong điều trị tiểu đường

Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở Xáo tam phân đó là rễ cây mùi thơm như sâm hay nhang trầm, khi đốt thì càng thơm hơn nữa, hương thơm ngào ngạt rất dễ chịu, theo nghiên cứu thì rễ càng thơm giá trị chữa bệnh càng cao. Bên ngoài vỏ và trong ruột màu vàng vỏ cây có một lớp nhung mịn. 
Công dụng kỳ diệu của xáo tam phân đã được khoa học công nhận, trong đó người ta đặc biệt quan tâm về khả năng điều trị các bệnh về gan, ung thư, xáo tam phân điều trị tiểu đường rất hiệu quả.
Xáo tam phân trị tiểu đường.

Theo báo cáo nghiên cứu thì trong xáo tam phân có thành phần Triterpenoid là dược chất quan trọng và chủ yếu trong xáo tam phân bởi dược chất này có tác dụng rất lớn trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.
Nhiều người và thậm chí có cả Việt Kiều ở các nước đã nhờ người thân mua để sử dụng trong việc điều trị tiểu đường, sau một thời gian sử dụng đều nay đã lành bệnh.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Tiểu đường dễ kéo theo lao phổi.

Lao phổi và tiểu đường là những bệnh nặng. Một khi chúng kết hợp trên cùng một bệnh nhân sẽ làm cho bệnh tình nặng nề và rất khó điều trị vì phải đồng thời vừa kiểm soát bệnh lao, vừa kiểm soát tiểu đường.

Sự phối hợp hai bệnh lý lao phổi và ĐTĐ đã được ghi nhận từ những năm 600 sau công nguyên, và sự kết hợp này càng ngày càng trở thành phổ thông khi cả hai đều là những vấn đề sức khoẻ đang được báo động.

Nguy hiểm khôn lường của lao và đái tháo đường




Tần suất mắc bệnh lao ở những bệnh nhân đái tháo đường nhiều hơn 2-5 lần so với bệnh nhân không có ĐTĐ. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận lao ĐTĐ làm thay đổi những biểu lộ lâm sàng và X-quang phổi của lao phổi cũng như việc điều trị lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ có những đặc điểm riêng cần đặc biệt quan tâm để điều trị lao đạt kết quả mong muốn.

Bệnh nhân ĐTĐ dễ mắc lao do các căn nguyên chính sau: Rối loạn chức năng bạch huyết cầu đa nhân trung tính; giảm hoá hướng động, giảm thực bào, giảm khả năng tiêu diệt vi trùng; giảm số lượng tế bào lympho T CD4+; giảm sinh sản interleukin và TNF-alpha của monocyte; dày lớp nội mạc và lớp màng đáy của phế nang dẫn đến giảm khả năng khuếch tán, dung lượng và độ đàn hồi của phổi; giảm khả năng phản ứng của phế quản do bệnh lý hệ thần kinh tự chủ bởi ĐTĐ.

Tùy tỷ lệ lao phổi tái phát ở bệnh nhân ĐTĐ hao hao như ở bệnh nhân không ĐTĐ, nhưng đa số lao phổi tái phát ở bệnh nhân ĐTĐ có liên hệ đến dòng kháng thuốc và có tiên đoán kém hơn.
Mô tả lâm sàng
Lao phổi và ĐTĐ thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Bệnh có xu hướng tăng khi tuổi càng tăng. Tần suất mắc bệnh lao tăng ở những bệnh nhân có tiền sử ĐTĐ lâu năm, nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian kéo dài bệnh ĐTĐ trước lao làng nhàng là 5 năm.

thời đoạn đầu: mô tả lâm sàng thường rất đa dạng, đôi khi triệu chứng rất nghèo nàn, tình cờ chụp X-quang phổi mới phát hiện lao phổi và lan toả hai bên trên cơ địa tốt thường là bệnh ĐTĐ type II.
thời đoạn toàn phát: Các triệu chứng trổi: ho (93%); sốt (82%); đau ngực; đôi khi ho khạc ra máu và sụt cân.
Ngoài ra, bệnh còn diễn đạt các triệu chứng của bệnh đái tháo đường kết hợp như ăn uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh…

Cận lâm sàng
- X-quang phổi: Hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi của bệnh nhân lao phổi và ĐTĐ là những tổn thương dạng đám mờ, hoặc tổn thương hình hang tập kết cạnh rốn phổi lan toả ra ngoại vi, cốt tử là vùng dưới phổi.
- Tìm BK/đàm: trong thời đoạn toàn phát, tỷ lệ 71% (BK+).
- Phản ứng lao tố trong da: cần phải được làm sớm, tỷ lệ dương tính cao.
- PCR lao/đàm: tỷ lệ dương tính cao.
- Định lượng HbA1C

Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định ĐTĐ (theo tiêu chuẩn Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ ADA).
- Chẩn đoán xác định lao phổi: Dựa vào lâm sàng; X-quang phổi; BK/đàm(thường dương tính); phản ứng lao tố trong da.
Điều trị lao phổi và ĐTĐ
Nguyên tắc: Chẩn đoán và điều trị sớm. Đưa đường huyết về dưới ngưỡng đường của thận. Điều trị tiểu đường và lao phổi song hành nhau.

Lao phổi và ĐTĐ là bệnh kết hợp phổ quát và việc điều trị rất phức tạp. Vì vậy, chúng ta cần phát hiện sớm và điều trị đúng thì khả năng lành bệnh rất tốt. Cần phải điều trị song hành giữa thuốc kháng lao và thuốc hạ đường huyết một cách đúng đắn, đủ thời gian cần thiết.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Thuốc Statin làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Khảo sát của các nhà khoa học tại ĐH Đông Phần Lan nêu khả năng tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2 ở những người sử dụng statin - loại thuốc rất thông dụng để giảm mức cholesterol cao trong cơ thể.

Trong công trình vừa được công bố trên tạp chí của Hội Nghiên cứu đái tháo đường châu Âu Diabetologia, các nhà khoa học đã theo dõi 9.000 đàn ông 45-73 tuổi, không bị đái tháo đường và 1/4 trong nhóm này sử dụng statin. Khoảng 6 năm sau, nhóm nghiên cứu phát hiện 625 trường hợp đái tháo đường. Sau khi đã tính toán đến những yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường khác, các nhà khoa học nhận thấy người dùng statin dễ bị đái tháo đường hơn 46% so với người không dùng.


Statin được xem là thuốc dùng để hạ cholesterol phổ biến nhất 

Nhóm nghiên cứu cho rằng statin có thể làm tăng kháng insulin và làm mất cân bằng khả năng tiết insulin của tuyến tụy. Phân tích cho thấy statin kéo giảm độ nhạy insulin xuống thấp hơn 24% và giảm tiết insulin 12%. Hai loại statin bị phát hiện làm tăng nguy cơ bệnh này là simvastatin và atorvastatin. Theo đó, simvastatin liều cao làm tăng 44% nguy cơ đái tháo đường và tỉ lệ này là 28% ở liều thấp. Atorvastatin liều cao tăng 37% nguy cơ bệnh này.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 khi hít khói thuốc lá.

Các nghiên cứu cho thấy sống cùng với người hút thuốc bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2 đến 22%.

hít khói thuốc tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Hít khói thuốc lá tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Công bố trên tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology, kết quả này được tổng hợp từ 88 nghiên cứu với gần 6 triệu người liên quan đến tình trạng hút thuốc thụ động, có nghĩa là người không hút nhưng hít phải khói thuốc của người xung quanh. Họ đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các bằng chứng trước đó chỉ ra rằng, hút thuốc lá vô cùng nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư, hô hấp và bệnh tim. Nghiên cứu mới này cho thấy thuốc lá cũng gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đó, 28 triệu người tiểu đường trên toàn thế giới đã cải thiện tình trạng bệnh khi bỏ hút thuốc lá.
Giáo sư Frank Hu tại Đại học Huazhong, Trung Quốc, cho biết: "Hút thuốc lá được coi là một yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này cảnh báo mọi người nên bỏ hút thuốc để loại bỏ bệnh tật”.
"Chúng ta đã nỗ lực để chống thuốc lá nhưng hút thuốc vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng việc triển khai và thực thi các quy định của công ước Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá", giáo sư nói thêm.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Người bị tiểu đường có nên ăn chuối?

Chuối là một trong những loại trái cây ngon và bổ. Tuy nhiên, người bị tiểu đường có nên ăn chuối hay không? Hôm nay lương y Nguyễn Thị Kim Đoan sẽ tư vấn về vấn đề này một cách khoa học và chính xác nhất.

người bị tiểu đường nên ăn chuối

Người bị tiểu đường có nên ăn chuối?

Tiểu đường là gì?


Bệnh tiểu đường là một loại bệnh mãn tính, nguy hiểm, xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Tiểu đường là loại bệnh về rối loạn nội tiết trong hoạt động sản xuất insulin của tuyến tụy làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong máu đến các tế bào, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Người bị tiểu đường nghiêm cấm những thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, thúc đẩy bệnh tiểu đường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Chuối có tác dụng gì?

Mọi người ai cũng biết chuối là loại thức phẩm tốt cho cơ thể, cung cấp các loại vitamin E,D,C rất tốt đối với sự phát triển của cơ thể.

chuối giàu chất dinh dưỡng


Chuối là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

- Trong chuối có nhiều kali, các vitamin rất tốt cho cơ thể. Giúp cân bằng lượng natri – kali và độ pH trong cơ thể. Hạn chế sự tổn hại đến mạch máu do thừa natri. Người bình thường ăn 3 – 5 quả chuối mỗi ngày rất tốt cho cơ thể.

- Đối với người bị tăng huyết áp thì ăn chuối hàng ngày, khoảng 1 – 2 quả/ ngày, ăn liền trong vòng 1 tháng, sẽ giúp huyết áp giảm xuống.

- Trong chuối có nhiều chất sắt, kích thích tăng cường huyết cầu trong máu, giúp trị bệnh thiếu máu.
Bị bệnh tiểu đường có nên ăn chuối không?

Chuối rất tốt cho cơ thể, những với người bị bệnh tiểu đường thì lại không nên ăn chuối. Vì, trong chuối có chứa hàm lượng đường cao, trong quả chuối chín tất cả tinh đột đều chuyển hóa thành đường đơn. Đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Những chất này có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm xuống chậm, khiến cho tình trạng trao đổi chất trong cơ thể kém đi, khiến cho bệnh tiểu đường sẽ càng nặng thêm.Lượng đường đơn trong chuối cũng rất cao, không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi lượng đường trong máu bị giảm xuống quá thấp, hay điều trị tiêm insulin bị quá liều, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 trái chuối nhỏ hoặc 1 nửa trái chuối lớn. Để bổ sung lượng đường trong máu nên mức cân bằng, tốt cho cơ thể.

Với những tư vấn trên hi vọng những người bị tiểu đường có thể học được cách cân bằng lượng đường trong máu của mình. Để chắc chắn trong điều trị tiểu đường thì nên gặp chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để biết thêm thông tin bổ ích.

Chúc các bạn sức khỏe tốt!

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Lá dứa - thuốc quý trị tiểu đường ngay trong vườn

Lá dứa không chỉ dùng để làm gia vị chế biến các món ăn như xôi, chè. thạch rau câu, đậu nành, bánh, kẹo… mà còn là vị thuốc quý chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa là một bài thuốc lưu truyền rất lâu từ trong dân gian, nói về tác dụng tuyệt vời của loại lá dứa này đã được nhiều người dân áp dụng. Đây là bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá dứa mọi người nên tham khảo để áp dụng.


Lá dứa


Cách 1


Khi trị bệnh tiểu đường bằng lá dứa phải chọn loại lá dứa có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá dứa mua về cần phải rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn nhìn thấy màu xanh.

Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá dứa này uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá Dứa. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

Cách 2


trà lá dứa


Trà lá dứa


Lá dứa cuộn lại chừng một nắm tay của bệnh nhân là đủ, để nguyên, không cần thái nhỏ. Sau đó, rửa sạch, cho vào nồi hay ấm sắc thuốc cũng được, chỉ cần đổ nước ngập lá dứa chừng một gang tay là đủ.

Để lửa lớn, đun thật sôi, hạ lửa nhỏ, nấu cho đến khi thấy nước ra màu giống như nước trà xanh là được. Lấy nước đó uống thay nước uống hàng ngày.

Bên cạnh chế độ ăn uống và vận động thì người bệnh khi áp dụng bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá dứa phải kiên trì thực hiện thì mới thấy hết tác dụng của nó trong việc giữ đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây ổi

Nếu chúng ta sử dụng ổi như một loại hoa quả thường ngày để bổ sung vitamin cho cơ thể. Thì ít ai có thể ngờ đến công dụng trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả của cây ổi.

ăn ổi giúp ổn định đường huyết

Ăn ổi giúp ổn định đường huyết

Theo những nghiên cứu khoa học đã được chứng minh ổi là loại cây điều trị tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay. Một số bài thuốc dân gian từ cây ổi mà chúng ta có thể áp dụng:

Công dụng chữa bệnh tiểu đường từ cây ổi


Ổi là một loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta, cây dễ trồng và cho nhiều quả. Đây là một loại trái cây rất được nhiều người ưa thích. Ổi có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nhất làchất xơ, các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đó là các loại vitamin A, C (vitamin C có trong quả ổi cao hơn gấp 4 lần so với cam), vitamin B2, K; các loại khoáng chất gồm canxi, đồng, folate, sắt, mangan, kali và phốt pho.

ăn ổi giúp hạ đường huyết

Ăn ổi giúp hạ đường huyết

Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, quả ổi còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó lá ổi cũng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Theo đông y, quả ổi có vị chua, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Trong dân gian và đông y thường dùng vị thuốc từ cây ổi để chữa tiêu chảy, đau răng, sát trùng và làm lành vết xước, chữa loét miệng và cả bệnh tiểu đường hiệu quả.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong quá ổi và lá ổi có chữa chất xơ rất cao có tác dụng điều chỉnh lượng đường huyết, chỉ số glycemic thấp ức chế sự tăng đột biến đột ngột mức đường, rất có lợi trong chữa trị tiểu đường. Do đó người bệnh có thể tận dụng 2 vị thuốc đơn giản này để chữa trị bệnh hiệu quả.

Bài thuốc từ quả ổi chữa bệnh tiểu đường:


- Lấy quả ổi rửa sạch, để nguyên bỏ, bổ ra (bỏ hạt) rồi ép lấy nước để uống mỗi ngày khoảng 250g, chia làm 2 lần. Nước ép ổi có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

- Dùng vỏ quả ổi ép lấy nước uống ngày một lần. Vỏ ổi có chứa nhiều vitamin C có tác dụng rất tốt cho bệnh tiểu đường.
Bài thuốc từ lá ổi 

lá ổi giúp điều trị tiểu đường

Lá ổi giúp điều trị tiểu đường

- Dùng là non tươi khoảng 50g hoặc dùng khô là 30g đem rửa sạch, thái nhỏ rồi xay lấy nước, sau đó đem đun sôi để nguội để uống hàng ngày.

- Dùng kết hợp lá ổi non 50g cùng với lá sa kê tươi và quả đậu bắp tươi mỗi thứ 100g. Cả 3 nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nấu nước để uống hàng ngày có tác dụng điều chỉnh và kiểm soát lượng đường huyết ổn định.

Với bài những bài thuốc trị tiểu đường hiệu quả trên từ cây ổi các bạn đã có thêm một bài thuốc hay trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội




Tập thể thao quá sức rất có hại cho sức khỏe của người tiểu đường

Bệnh tiểu đường yêu cầu người bệnh có chế độ dinh dưỡng và tập luyện rất khắt khe. Nhưng nếu tập thể dục thể thao không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân.
chú ý đến việc tập thể thao
Chú ý đến việc tập thể thao

Bệnh tiểu đường thường được gọi nôm na là đái tháo đường là hội chứng không sản sinh ra Insulin hoặc cơ thể kháng với Insulin mà tuyến tụy tiết ra. Insulin này có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, và khi thiếu Insulin ( hoặc Insulin mất tác dụng) cơ thể sẽ không hấp thụ được lượng đường đưa vào cơ thể. Từ đó làm cơ thể sụt cân nhanh chóng, mất nước nhiều do hay phải đi tiểu, ăn nhiều và uống nhiều…

Nhưng nguy hiểm ở bệnh tiểu đường chính là các biến chứng có thể gặp phải sau thời gian dài mắc bệnh. Việc đường huyết tăng quá cao trong một thời gian dài khiến các phản ứng chuyển hóa chất đạm và chất béo bị rối loạn. Lâu dài tình trạng này có thể gây ra việc tích tụ mỡ và Cholesterol trong thành mạch máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

tập luyện thể thao hợp lý mỗi ngày

Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý mỗi ngày

Để hạn chế và ổn định đường huyết người bệnh cần uống các loại thuốc hỗ trợ đồng thời cân chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm trong việc ăn uống cũng như tập luyện thể thao. Nhiều người có thể chất và thể lực tốt nghĩ rằng tập nhiều sẽ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp tăng thể lực. Nhưng thực tế thì điều này khá nguy hiểm. Bình thường thì người bệnh tiểu đường có mức đường huyết cao hơn người bình thường nhưng khi tập luyện quá sức, mệt mỏi và đói có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Khi mức đường huyết xuống thấp có thể gây ra các triệu chứng tiểu đường nhất thời như choáng váng, chóng mặt, ngất ,đột quỵ … gây nguy hại nghiêm trọng đến tính mạng.

Vì vậy, khi tập luyện thể dục thể thao cần lưu tâm một số điều sau:
Ước lượng thể lực để có chế độ tập phù hợp: Người già yếu chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.
Không tập quá lâu và vận động mạnh: Chỉ nên tập khoảng 30 phút mỗi lần và 3-5 lần/ 1 tuần
Khi thấy mệt mỏi cần dừng ngay và nghỉ ngơi để đường huyết không tụt bất ngờ.
Uống nước đầy đủ tránh mất nước.

Biến chứng bệnh tiểu đường rất nghiêm trọng nhưng nếu biết cách hạn chế những nguy cơ rủi ro thì cuộc sống vẫn ý nghĩa biết bao.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Giật mình những thực phẩm ăn nhiều có thể mắc tiểu đường.

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần tránh ăn đường và đồ ngọt là có thể tránh xa bệnh tiểu đường. Những thực phẩm sau đây cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra những biến chứng khủng khiếp cho người bệnh và có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, tiểu đường đang trở thành vấn nạn của thời đại bởi số người mắc căn bệnh này đang tăng lên nhanh chóng.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là chế độ dinh dưỡng. Bạn nên tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình, nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hãy giảm bớt những thực phẩm sau trong bữa ăn của mình:

1. Gạo trắng:


GS Shigeru Yamamoto, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực châu Á, Đại học Jumoji, Tokyo, Nhật Bản cho rằng nguyên nhân người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng mắc bệnh tiểu đường là do sử dụng nhiều gạo trắng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên mạng trực tuyến Couriermail cũng đưa ra kết luận tương tự, rằng những người ăn gạo trắng thường xuyên có nguy cơ tiểu đường tuýp 2cao hơn các thực phẩm tinh bột khác.
Theo nghiên cứu trên, những người ăn ít nhất năm bữa gạo trắng một tuần sẽ có thêm 17% nguy cơ mắc tiểu đường hơn những người ăn cùng con số trên trong vòng một tháng.
Các nhà khoa học cũng cho rằng sử dụng gạo lứt, gạo lật nảy mầm sẽ làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt, gạo lật nảy mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và còn tác dụng giảm béo phì.

2. Trứng



Ăn nhiều trứng dễ mắc bệnh tiểu đường.


Không nên ăn quá nhiều trứng vì trứng chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa gây nên bệnh tiểu đường. Trứng tuy rất bổ dưỡng nhưng lại là loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa - là những chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, đàn ông ăn 7 quả trứng/tuần tăng 58% nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Với phụ nữ, con số này là 77%.
Vì thế, các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng/tuần để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Khoai tây:


Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng, song chúng lại có chỉ số glycemic (GI) cao - yếu tố gây tăng nhanh và mạnh lượng đường huyết.
Nếu bạn ăn quá nhiều khoai tây và trong một thời gian dài, sự xuất hiện nhiều đợt biến động này sẽ phá huỷ tế bào tuyến tụy - nơi sản sinh hoóc môn insulin để chuyển hóa đường trong máu.
Nghiên cứu trên gần 85.000 phụ nữ trong một thời gian dài của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều khoai tây nhất dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn người ăn ít nhất trong vòng 20 năm, và nguy cơ mắc bệnh cao hơn tới 14%.
Đáng chú ý là trong nhóm ăn khoai tây rán, người nghiện món này có nguy cơ nhiều hơn 20% so với người ăn ít nhất.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường

Hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch và hẹp động mạch vành diễn biến âm thầm, bệnh nhân không có cảm giác đau 

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài sau đó có rối loạn chuyển hóa mỡ, rối loạn đông máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp... Nhiều thống kê cho thấy khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ chiếm 30% nếu bệnh nhân không có đái tháo đường. Tùy theo vị trí các mạch máu bị tổn thương, người ta thấy xuất hiện một số bệnh tim mạch khác nhau.

Tổn thương động mạch vành.


Bệnh nhân tiểu đường có hẹp hay tắc động mạch vành nhiều gấp 3 lần người bình thường. Hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch. Tổn thương động mạch nuôi tim (động mạch vành) sẽ gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, chết đột ngột. Bệnh chứng cấp tính là những cơn đau thắt ngực làm cho bệnh nhân có những cơn đau thắt ngực vùng sau xương ức đoạn 1/3 dưới, lúc đầu chỉ đau khi gắng sức, sau một thời gian đau cả khi nghỉ ngơi, đau có thời gian tăng dần, đau như ép ngực, đau vã mồ hôi, đau lan lên hàm và hai tay, ngậm thuốc dãn mạch vành thì bớt đau. Ngoài ra, còn có tình trạng nhồi máu cơ tim xảy ra ở vị trí đau như trên nhưng đau nhiều hơn, mức độ đau nhiều hơn, ngậm thuốc không bớt, có thể tụt huyết áp, tử vong do loạn nhịp tim, nguy hiểm. 



Tiểu đường dễ gây biến chứng tim mạch

Bệnh nhân cũng có thể bị sốc tim do nhồi máu cơ tim gây hoại tử phần lớn cơ tim nên tim không bơm đủ máu nuôi cơ thể. Bệnh nhân khó thở, trụy mạch, chi lạnh, không có nước tiểu, 95% tử vong nếu không được nong động mạch vành. Nặng nhất là tử vong đột ngột do tắc một nhánh động mạch vành lớn gây vỡ tim hay loạn nhịp tim nguy hiểm. Biến chứng mãn tính do đái tháo đường gây ra là bệnh nhân bị tổn thương hẹp động mạch vành diễn biến âm thầm, bệnh nhân không có cảm giác đau nhưng có thiếu máu hay nhồi máu cơ tim yên lặng, gây hậu quả suy tim xung huyết trên bệnh nhân tiểu đường. 

Kiểm tra tim mạch thường xuyên.


- Bệnh nhân tiểu đường có tỉ lệ biến chứng tim mạch cao hơn người bình thường và tiên lượng bệnh nặng hơn, bệnh nhân thường tử vong vì bệnh tim mạch. Cần phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch. Điều trị đúng, đủ thuốc đái tháo đường và thuốc tim mạch. 
- Để phòng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường, người bệnh phải bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp mục tiêu đạt HA dưới 135/85. Biện pháp tốt nhất là tăng tập thể dục đều đặn, giảm cân, cần phối hợp ăn kiêng với tập thể dục, người mập giảm 10% trọng lượng cơ thể, hạn chế ăn muối, uống thuốc kiểm soát HA. Còn để điều trị rối loạn lipid máu cần giảm cân, không ăn mỡ động vật, ăn thức ăn nhiều chất xơ, nên uống thuốc giảm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. 

- Để kiểm soát đường huyết, nên đưa đường máu lúc đói đến gần bình thường, thay đổi cách sống, tăng vận động, không ăn ngọt, hạ đường máu bằng cách uống thuốc viên hay chích insuline. Về vận động, nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/lần, 3-4 lần/tuần. Khi đã bị bệnh mạch vành, phải làm nghiệm pháp gắng sức để biết được ngưỡng gắng sức, sau đó tập theo hướng dẫn như đi bộ, chạy bước ngắn, đi xe đạp, nên đi lại trong lúc làm việc, đi lên xuống cầu thang bộ.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.


Cơ chế gây xơ vữa động mạch ở người tiểu đường


Tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu đều dẫn đến hậu quả sau cùng là xơ vữa động mạch và tắc mạch. Vì cơ quan nào cũng chứa nhiều mạch máu, vì vậy tổn thương mạch máu sẽ làm tổn hại cơ quan.

Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tiểu đường thường gây ra do các cơ chế: tăng đường huyết sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng viêm mạch máu xảy ra. Đường huyết tăng cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tổn thương và viêm thành mạch, tạo tiền đề cho sự hình thành mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch.

Rối loạn mỡ máu dẫn đến tăng sự lắng đọng mỡ vào thành mạch. Các loại mỡ xấu như cholesterol toàn phần, TG, LDL-c là thủ phạm gây xơ vữa mạch máu. Khi lượng mỡ xấu tăng cao, nhất là LDL-c, tạo điều kiện cho sự lắng đọng mỡ trong các thành mạch, nội mạc mạch máu bị tổn thương, lâu dần tiến triển thành mảng xơ vữa khiến mạch máu trở nên xơ cứng và lòng mạch máu hẹp dần lại.



Tiểu đường làm tăng mỡ máu 

Tuần hoàn máu qua chỗ hẹp bị cản trở, nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn lòng mạch. Nếu động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn sẽ xuất hiện cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử; nếu động mạch cung cấp máu cho não bị tắc sẽ dẫn đến đột quỵ, hôn mê, liệt nửa người; nếu động mạch cung cấp máu ở chi bị tổn thương thì sẽ dẫn đến viêm tắc động mạch chi và có thể gây hoại tử chi…Theo kết quả các nghiên cứu ở người tiểu đường tuýp 2cho thấy, có đến 40% người bệnh không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết và hơn 70% bệnh nhân không đạt mục tiêu kiểm soát lượng mỡ
Tuy nhiên, có một nghịch lý đó là thuốc Statin là thuốc điều trị tăng mỡ máu lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát lượng đường huyết của mình tránh tình trạng rối loạn mỡ máu. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện để phòng cũng như điều trị tiểu đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Tiểu đường những sự thật kinh hoàng.

Chắc chắn bạn sẽ giật mình nếu bạn biết rằng: cứ 30 giây có một người bị cắt chi vì tiểu đường và mỗi 10 giây có một người chết vì bệnh tiểu đường trên toàn thế giới.

Bệnh tiểu đường trở thành “đại dịch” ở Việt Nam.


Theo chuyên gia, bệnh tiểu đường đã được đẩy lên ở mức độ đại dịch khắp Việt Nam với 6 triệu người mắc và con số này không ngừng gia tăng. Với số người được chẩn đoán đái tháo đường tăng 211% trong 10 năm (2002-2012), đã khiến nước ta nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng nhanh nhất về số bệnh nhân trên toàn thế giới. Điều đáng lo ngại là 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh.

Lối sống thiếu lành mạnh tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tiểu đường.


PGS. TS Nguyễn Thy Khuê, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết: “Ngày nay, quá trình đô thị hóa khiến đời sống con người có sự thay đổi, điều kiện kinh tế khá hơn, kéo theo lối sống hưởng thụ, chế độ ăn giàu dinh dưỡng, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá… nhưng lại lười vận động khiến năng lượng nạp vào dư thừa trong khi năng lượng tiêu hao giảm đi đó là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. Cứ sau 10 năm, bệnh nhân tiểu đường lại tăng lên gấp đôi.”


bệnh tiểu đường kẻ giết người thầm lặng

Tiểu đường "kẻ" giết người thầm lặng

Bệnh tiểu đường đã và đang “tấn công” nhiều trẻ em Việt Nam.


Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Ở trẻ em độ tuổi thường gặp nhất là tuổi bắt đầu đi học (5-7 tuổi) và tuổi dậy thì (11-13 tuổi). Tuy nhiên cũng có một số trường hợp phát hiện tiểu đường ngay từ giai đoạn sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ mắc bệnh này, thường các dấu hiệu trong giai đoạn đầu rất khó nhận biết, trẻ chỉ khát nước nhiều, hay đói, tiểu nhiều và sụt cân nhanh. Việc phát hiện bệnh ở trẻ thường rất tình cờ khi làm xét nghiệm hoặc trẻ đang được chữa trị cho một bệnh khác.
Tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng.

Biến chứng của bệnh tiểu đường là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí dẫn tới tử vong. Tiểu đường được xếp vào tốp đầu những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Cũng giống như bệnh ung thư hay HIV, đái tháo đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, chỉ đến khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó bệnh đã quá nặng, nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Điều đáng sợ nhất là những biến chứng tiểu đường như: tổn thương về mắt, thận, thần kinh, các bệnh lý mạch máu và tim…

Hành động trước khi quá muộn.


Chắc chắn bạn sẽ giật mình nếu bạn biết rằng: cứ 30 giây có một người bị cắt chi vì tiểu đường và mỗi 10 giây có một người chết vì căn bệnh này trên toàn thế giới. Ở nước ta, con số gần 6 triệu người mắc chỉ là một bề nổi, thực tế người bệnh có thể còn cao hơn nhiều. Và cứ 10 người được chẩn đoán tiểu đường thì 6 người đã có biến chứng mù lòa, loét bàn chân, cắt cụt chi. Vì thế hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình trước khi quá muộn.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội



Tiểu đường type 2 có di truyền qua gen không?

Thưa bác sĩ, mẹ tôi bị tiểu đường typ 2, tôi nghe nói bệnh tiểu đường type 2 có thể di truyền qua gen, liệu tôi có thể bị tiểu đường hay không và làm thế nào để có thể phòng ngừa được?

thường xuyên kiểm tra đường huyết

Thường xuyên kiểm tra đường huyết

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về. 


Với những thắc mắc của bạn tôi trả lời như sau:

Tiểu đường có yếu tố di truyền tuy vậy ở Việt Nam chưa xác định được gen nào có yếu tố di truyền căn bệnh tiểu đường. Để chắc chắn hơn thì bạn nên đến bệnh viện làm xét nghiệm sớm để biết kết quả thì tốt hơn.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bạn cần phải:

- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

- Thường xuyên kiểm tra (6 tháng/lần) mỡ máu đường máu.

- Huyết áp và cân nặng cần phải duy trì ở mức ổn định để tránh các nguy cơ tiểu đường và các bệnh hội chứng chuyển hóa.

- Cần phải điều trị bệnh tiểu đường ngay khi vừa mới phát hiện.

Chúc bạn sức khỏe tốt!



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Vì sao người bị tiểu đường không nên ăn miến?

Nhiều người bị tiểu đường ăn nhiều miến vì nghĩ nó ít năng lượng nên an toàn. Thực ra, loại thực phẩm này có thể làm đường huyết tăng cao.

Tiến sĩ Đỗ Trung Quân, Phó chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, Trưởng phòng Khám theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, nhiều người bị tiểu đường do không hiểu biết nên đã có những sai lầm trong ăn uống.

Miến là món ăn có chỉ số đường huyết cao. 


Nhiều bệnh nhân phải vào cấp cứu chỉ vì lựa chọn các thực phẩm có năng lượng thấp như miến, khoai... để ăn dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. Trái với suy nghĩ của họ, miến không hề làm giảm đường huyết, mà là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, đến 95%, nghĩa là nếu ăn đường hoặc bánh mì trắng, sau hai giờ chỉ số đường huyết trong máu là 100% thì ở miến là 95%. Khoai cũng có chỉ số đường huyết cao.

người bị tiểu đường không nên ăn miến

Người bị tiểu đường không nên ăn miến.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cũng cho biết, hơn 73% bệnh nhân đái tháo đường ở nước ta không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý vì chưa hiểu thấu đáo kiến thức dinh dưỡng.

Bệnh nhân tiểu đường không cần kiêng khem quá mà vẫn có thể sử dụng các thực phẩm phổ biến, đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường và đủ vi chất, song vẫn phải kiểm soát được lượng đường trong máu.

Người tiểu đường phải nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống bình thường với ba bữa chính và 1 - 3 bữa phụ; duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa đủ. Người gầy quá thì phải tăng cân và người béo nên giảm cân. Nên bỏ dần thói quen ăn ngọt, xào, rán quá béo, rượu (nếu nghiện).

Năng lượng khẩu phần trung bình trong một ngày được tính theo trọng lượng cơ thể. Nếu nằm điều trị tại giường, chỉ cần 25 kcal cho một kg mỗi ngày. Nếu hoạt động nhẹ tại nhà thì chỉ số này là 30 kcal. 



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội








Người gầy cũng bị tiểu đường

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng những người béo phì, thừa cân mới là đối tượng của bệnh tiểu đường. Nhưng bệnh tiểu đường không chừa một ai, những người gầy cũng có thể bị tiểu đường.

Một nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 5 nghiên cứu bệnh tim từ đó rút ra 2600 bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi. Trong đó có 283 bệnh nhân (11,2%) có mức cân nặng khi chẩn đoán bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm cân nặng bình thường.
Sau khi loại bỏ các yếu tố nguy cơ tim mạch như hút thuốc, tăng cholesterol xấu, vòng bụng to, và tăng huyết áp. Người tiểu đường cân nặng bình thường khi chẩn đoán có nguy cơ tử vong gấp 2 lần so với nhóm bệnh nhân tiểu đường thừa cân và béo phì.


người gầy cũng có thể bị tiểu đường

Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường.

Lý do của hiện tượng này chưa hoàn toàn được biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do sự phân bố cơ bắp/mô mỡ của những người thuộc nhóm cân nặng bình thường thấp hơn so với nhóm thừa cân, béo phì.

Cơ bắp có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa đường. Chúng ta có khoảng 642 cơ, chiếm 17% khối lượng cơ thể. Cơ bắp sử dụng insulin và đốt đường glucose lấy nặng lượng. Mô mỡ chiếm khoảng 13% và ít năng động về mặt chuyển hóa hơn khối cơ.

Khi chúng ta già đi, khối cơ và xương giảm, tổ chức mỡ tăng lên làm gia tăng sự đề kháng insulin. Những người có cân nặng bình thường nhìn bên ngoài tuy không béo nhưng có thể phân bố lượng mô mỡ tăng lên trong nội tạng.
Những người tiểu đường khi phát hiện gầy hoặc cân nặng bình thường cần được giám sát chặt chẽ hơn.
Kết quả nghiên cứu này không có nghĩa rằng những người tiểu đường thừa cân và béo phì không cần nỗ lực giảm cân nữa. Việc giảm cân thừa ở người tiểu đường bao giờ cũng đem đến cân bằng chuyển hóa tốt hơn.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Đáng lo ngại với nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ em do thói quen ăn uống.

Hiện nay, nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh là những món khoái khẩu của trẻ em Việt. Tuy nhiên, song hành cùng với đó là bệnh tiểu đường.

Tỷ lệ học sinh từ 13-17 tuổi uống nước có gas từ 1 lần trở lên trong ngày đến 31%. Trong khi đó, chỉ cần 1 lon nước ngọt, lượng đường trẻ nạp vào đã vượt ngưỡng khuyến cáo, bắt đầu có các nguy cơ cho sức khỏe mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra. Trong khi đó vận động của các em học sinh lại rất hạn chế.

Tăng nạp đường, lười vận động dẫn đến béo phì, tiểu đường.


PGS. TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, bày tỏ lo ngại, khi mà xu hướng dùng nước ngọt có gas ngày càng gia tăng ở trẻ em. Bà Mai cho biết, tỷ lệ trên được công bố tại kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh dựa vào trường học ở Việt Nam năm 2013. Con số này không giảm xuống mà ngày càng có xu hướng tăng lên. Việc nước ngọt có gas ngày càng là đồ uống phổ biến, khoái khẩu của trẻ em, học sinh... mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.


uống nhiều nước có ga không tốt cho trẻ


Trẻ uống nhiều nước ngọt có gas gây nguy hại cho sức khỏe. 

Nước ngọt có gas là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng lại cực nghèo vi chất dinh dưỡng do nước ngọt chứa nhiều đường. Trẻ tiêu thụ càng nhiều nước ngọt có gas, đồng nghĩa với nạp không ít lượng đường đôi, đường đơn (đường có trong bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn) vào cơ thể.

Trong khi đó, theo khuyến cáo của WHO, đường đôi, đường đơn chỉ nên chiếm không quá 5% năng lượng trong một ngày của mỗi người.

Chỉ cần 1 ngày trẻ uống 1 món đồ uống có gas thì tỷ lệ đường đơn, đường đôi được khuyến cáo đã vượt ngưỡng rất nhiều, chưa kể đường từ các thực phẩm chế biến sẵn, gia vị. Mỗi ngày, đường góp phần tạo mỡ, thừa năng lượng gây béo phì, gây các bệnh rối loạn chuyển hóa”, PGS. Mai phân tích.

Không chỉ nguy hiểm ở việc nạp nhiều đường mà trẻ uống quá nhiều nước ngọt có gas sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Trong khi chế độ ăn hàng ngày của trẻ vẫn chưa đáp ứng được lượng canxi cần thiết, tức là nguồn canxi đầu vào vốn rất thiếu, lại thêm uống nhiều nước ngọt có gas khiến việc đào thải canxi nhanh càng khiến trẻ thiếu canxi, dẫn đến còi xương. Do đó, những trẻ này không phát triển nhiều về chiều cao, trong khi đó, bề ngang lại phát tướng vì nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao, dễ gây béo phì.

“Đáng ngại là trẻ em càng ngày càng chuộng đồ ăn nhanh và nước ngọt. Vì giá thành tương đối rẻ, có những bà mẹ mua cả thùng nước ngọt về cho con thoải mái uống. Đây thực sự là một mối hiểm nguy với sức khoẻ của trẻ”, PGS Mai cảnh báo.

trẻ em ngày càng lười vận động

Trẻ em ngày càng lười vận động

Trong khi năng lượng nạp nhiều, vận động của các em học sinh lại rất hạn chế. Vẫn theo kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh dựa vào trường học ở Việt Nam năm 2013 cho thấy tỷ lệ học sinh dành từ 3 tiếng trở lên/ngày trong một ngày thông thường cho các hoạt động ở tư thế ngồi là 42% lứa tuổi từ 13 - 17 tuổi.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay cho thấy tỷ lệ béo phì đã xấp xỉ 10% dân số toàn quốc, cá biệt có địa phương tỷ lệ cao gần 30%. Tình trạng béo phì ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch gây nguy hại lâu dài cho sức khoẻ của trẻ.

Như với bệnh đái tháo đường ở trẻ em hiện đã xuất hiện bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở trẻ. Theo BS Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, trẻ em thành phố với thói quen ăn các đồ ăn nhanh giàu chất mỡ lại lười vận động là một trong những nguy cơ đe dọa đái tháo đường.

Do đó, phụ huynh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của con mình, hạn chế các đồ ngọt, tăng các hoạt động hàng ngày để tránh béo phì và các bệnh liên quan.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội