Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Đáng lo ngại với nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ em do thói quen ăn uống.

Hiện nay, nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh là những món khoái khẩu của trẻ em Việt. Tuy nhiên, song hành cùng với đó là bệnh tiểu đường.

Tỷ lệ học sinh từ 13-17 tuổi uống nước có gas từ 1 lần trở lên trong ngày đến 31%. Trong khi đó, chỉ cần 1 lon nước ngọt, lượng đường trẻ nạp vào đã vượt ngưỡng khuyến cáo, bắt đầu có các nguy cơ cho sức khỏe mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra. Trong khi đó vận động của các em học sinh lại rất hạn chế.

Tăng nạp đường, lười vận động dẫn đến béo phì, tiểu đường.


PGS. TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, bày tỏ lo ngại, khi mà xu hướng dùng nước ngọt có gas ngày càng gia tăng ở trẻ em. Bà Mai cho biết, tỷ lệ trên được công bố tại kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh dựa vào trường học ở Việt Nam năm 2013. Con số này không giảm xuống mà ngày càng có xu hướng tăng lên. Việc nước ngọt có gas ngày càng là đồ uống phổ biến, khoái khẩu của trẻ em, học sinh... mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.


uống nhiều nước có ga không tốt cho trẻ


Trẻ uống nhiều nước ngọt có gas gây nguy hại cho sức khỏe. 

Nước ngọt có gas là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng lại cực nghèo vi chất dinh dưỡng do nước ngọt chứa nhiều đường. Trẻ tiêu thụ càng nhiều nước ngọt có gas, đồng nghĩa với nạp không ít lượng đường đôi, đường đơn (đường có trong bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn) vào cơ thể.

Trong khi đó, theo khuyến cáo của WHO, đường đôi, đường đơn chỉ nên chiếm không quá 5% năng lượng trong một ngày của mỗi người.

Chỉ cần 1 ngày trẻ uống 1 món đồ uống có gas thì tỷ lệ đường đơn, đường đôi được khuyến cáo đã vượt ngưỡng rất nhiều, chưa kể đường từ các thực phẩm chế biến sẵn, gia vị. Mỗi ngày, đường góp phần tạo mỡ, thừa năng lượng gây béo phì, gây các bệnh rối loạn chuyển hóa”, PGS. Mai phân tích.

Không chỉ nguy hiểm ở việc nạp nhiều đường mà trẻ uống quá nhiều nước ngọt có gas sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Trong khi chế độ ăn hàng ngày của trẻ vẫn chưa đáp ứng được lượng canxi cần thiết, tức là nguồn canxi đầu vào vốn rất thiếu, lại thêm uống nhiều nước ngọt có gas khiến việc đào thải canxi nhanh càng khiến trẻ thiếu canxi, dẫn đến còi xương. Do đó, những trẻ này không phát triển nhiều về chiều cao, trong khi đó, bề ngang lại phát tướng vì nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao, dễ gây béo phì.

“Đáng ngại là trẻ em càng ngày càng chuộng đồ ăn nhanh và nước ngọt. Vì giá thành tương đối rẻ, có những bà mẹ mua cả thùng nước ngọt về cho con thoải mái uống. Đây thực sự là một mối hiểm nguy với sức khoẻ của trẻ”, PGS Mai cảnh báo.

trẻ em ngày càng lười vận động

Trẻ em ngày càng lười vận động

Trong khi năng lượng nạp nhiều, vận động của các em học sinh lại rất hạn chế. Vẫn theo kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh dựa vào trường học ở Việt Nam năm 2013 cho thấy tỷ lệ học sinh dành từ 3 tiếng trở lên/ngày trong một ngày thông thường cho các hoạt động ở tư thế ngồi là 42% lứa tuổi từ 13 - 17 tuổi.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay cho thấy tỷ lệ béo phì đã xấp xỉ 10% dân số toàn quốc, cá biệt có địa phương tỷ lệ cao gần 30%. Tình trạng béo phì ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch gây nguy hại lâu dài cho sức khoẻ của trẻ.

Như với bệnh đái tháo đường ở trẻ em hiện đã xuất hiện bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở trẻ. Theo BS Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, trẻ em thành phố với thói quen ăn các đồ ăn nhanh giàu chất mỡ lại lười vận động là một trong những nguy cơ đe dọa đái tháo đường.

Do đó, phụ huynh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của con mình, hạn chế các đồ ngọt, tăng các hoạt động hàng ngày để tránh béo phì và các bệnh liên quan.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0971.968.419

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét