Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và nhồi máu cơ tim

Theo thống kê, hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch và hẹp mạch vành diễn biến âm thầm.

Đái tháo đường ( ĐTĐ) và nguy cơ biến chứng tim mạch.


ĐTĐ type 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính. ĐTĐ là một nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-10 lần so với người không ĐTĐ.
Nguyên nhân là do tăng huyết áp động mạch, rối loạn lipid máu với LDL – C tăng, HDL – C giảm và nồng độ hemoglobine Alc (HbAlc).
Với những bệnh ĐTĐ type 2, những yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhất là đường huyết và/ hoặc nồng độ HbAlc.Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 10 năm giảm tới 15 % nếu nồng độ HbAlc giảm 0,9%. Điều này chứng tỏ kiểm soát đường huyết là một mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. 


Biến chứng về tim mạch mối lo ngại của người bị tiểu đường type 2.

Nguyên nhân gây bệnh


Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ type 2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không liên quan với lượng đường trong máu khi đói. Điều chỉnh nồng độ đường huyết khi đói hoặc AbAlc hoặc cả hai mà không điều chỉnh đường huyết sau ăn sẽ không làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ. Ngược lại, kiểm soát chặt chẽ đường huyết trước và sau ăn cho phép làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.


Đường huyết tăng cao sau bữa ăn,

Người ta nhận thấy rằng tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn lớn hơn 10mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn thấp hơn 8mmol/l. Hàng loạt các nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh sự tương quan giữa mức độ tăng đường huyết sau ăn và nguy cơ tử vong tim mạch, độc lập với nồng độ đường huyết khi đói của bệnh nhân. 

Cần kiểm soát đường huyết sau ăn.


Hiện nay phần lớn bệnh nhân ĐTĐ tử vong đều do các biến chứng liên quan đến vữa xơ động mạch. Trong số các yếu tố cơ bản, tăng đường huyết mạn tính thể hiện bằng nồng độ HbAlc giữ vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm điều trị có kiểm soát được tiến hành ngẫu nhiên trên số lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ đã đưa ra những kết luận quan trọng về hiệu quả điều chỉnh đường huyết sau ăn trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh lý tim mạch. Vì thế, không nên quan niệm chỉ cần khống chế lượng đường trong máu khi đói hoặc HbAlc của bệnh nhân ổn định là đạt mục tiêu điều trị.
Bình thường hóa và ổn định đường huyết khi đói, nồng độ HbAlc, nồng độ đường huyết sau ăn cần phải tiến hành một cách hệ thống và đồng bộ ngay từ khi chẩn đoán xác định người bệnh bị đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose là những quan niệm mới trong kiểm soát và điều trị tích cực bệnh ĐTĐ hiện nay.

Hiện nay, biện pháp hiệu quả phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch đối với người bệnh ĐTĐ type 2 là quan niệm điều trị tích cực: tiếp cận chẩn đoán sớm, điều trị đồng bộ nhằm bình thường hóa và ổn định đường huyết khi đói và đặc biệt là đường huyết sau ăn.
Ngoài ra để điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn cũng cần phải duy trì thói quen tập luyện thể dục hàng ngày tránh tình trạng đã bị bệnh còn lười vận động.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét